Tranh bá Ngô_Phù_Sai

Đánh Tề

Năm 489 TCN, Phù Sai nghe tin Tề Cảnh công qua đời, vua mới còn yếu, các quan đại thần nước Tề tranh giành quyền lực, bèn mang quân đánh Tề. Ngũ Viên can Phù Sai không nên đánh Tề mà nên chú ý về Câu Tiễn đang nuôi dưỡng sức lực để trả thù nước Ngô.

Phù Sai không nghe theo, mang quân đi đánh Tề, đại phá quân Tề ở Ngải Lăng. Quân Ngô tiến đến đất Tăng, đòi Lỗ Ai công nộp 100 con , sau đó chiếm lấy đất đai phía nam nước Lỗ và nước Tề.

Năm 487 TCN, Ngô Phù Sai lại đánh nước Lỗ. Lỗ Ai công phải thần phục, ăn thề xin giảng hòa.

Năm 486 TCN485 TCN, Phù Sai lại 2 lần mang quân đánh Tề. Việt Câu Tiễn thấy vậy mang dân chúng tới tỏ ý thần phục và dâng lễ vật. Phù Sai vui mừng vì uy thế với chư hầu của mình, không nghe theo lời cảnh báo của Ngũ Viên.

Phù Sai giận Ngũ Viên can gián việc phải cảnh giác với Việt mà ngừng đánh Tề, bèn sai Ngũ Viên đi sứ nước Tề. Ngũ Viên đoán biết nước Ngô sẽ bị diệt bèn gửi con ở lại cho đại phu họ Bão nước Tề. Phù Sai biết chuyện cho rằng Ngũ Viên phản Ngô bèn đưa kiếm bắt Ngũ Viên tự sát. Trước khi chết Ngũ Viên tin chắc Việt sẽ diệt Ngô.

Năm 484 TCN, nhân họ Bão giết Tề Điệu công, Phù Sai lại mang quân từ biển tiến lên phía bắc đánh Tề rồi rút về nước.

Hội chư hầu

Sau chiến tranh với Tề, uy thế nước Ngô vẫn rất lớn. Đầu năm 483 TCN, Phù Sai họp chư hầu ở Hoằng Trì, muốn tranh ngôi bá chủ của nước Tấn. Trong khi hội chư hầu chưa xong thì tháng 6 năm đó, Việt Câu Tiễn mang quân đánh úp nước Ngô. Thế tử Cơ Hữu ra cự bị quân Việt bắt sống và tự sát. Quân Việt tiến vào nước Ngô.

Tin thất trận báo đến Hoằng Trì. Phù Sai nghe tin có người tiết lộ tin bại trận ra ngoài bèn chém chết. Ông vẫn cố tranh ngôi bá với Tấn Định công. Cuối cùng nước Tấn yếu thế hơn, Tấn Định công phải thừa nhận Phù Sai ở hàng trên[6]. Hai vua cùng ăn thề.

Phù Sai không vừa lòng với nước Tống định mang quân đánh nhưng Bá Bì khuyên nên trở về vì tình hình nguy cấp. Phù Sai nghe theo.